Có thể nói đây là một trường hợp khá đặc biệt, vì vừa liên quan đến yếu tố pháp lý vừa liên quan đến yếu tố đạo đức về thờ cúng Tổ tiên của người Á Đông.

Vậy vấn đề gì chúng ta cần quan tâm trước khi xét đến việc có được bán di sản thờ cúng?

  1. Trước hết chính là tìm hiểu di sản ở đây là nhà thờ cúng có bị chia thừa kế không?

Câu trả lời chính là: nhà dùng vào thờ cúng là di sản không phân chia và giao cho người được chỉ định trong di chúc trông coi, quản lí.

Tại Điều 670 quy định trường hợp di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:

+ Nếu người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; trường hợp người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

+ Nếu người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.

+ Trường hợp tất cả người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

+ Chỉ trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Căn cứ vào quy định nêu trên thì phần di sản (nhà) dùng vào việc thờ cúng không được chia thừa kế (ngoại trừ trường hợp phải thanh toán nghĩa vụ tài sản của người mất).

  1. Người có trách nhiệm quản lí di sản thờ cúng thì có quyền bán đi di sản không?

Trong phần nội dung xác định người được chỉ định quản lí di sản thờ cúng ở trên ta có thể thấy được rằng cá nhân này chỉ là người đại diện và vì chỉ là người đại diện nên cá nhân đó không thể có được quyền tự mình định đoạt phần di sản.

Đồng thời theo quy định cụ thể của Luật Dân Sự (Khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân Sự năm 2015) thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng chỉ được dùng cho việc thờ cúng mà không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ người thừa kế hoặc người nào khác. Do đó, không được phép bán.

Có thể nói, trong hành trình mua bán bất động sản đôi khi bạn có thể tìm hiểu trúng một tài sản là di sản thờ cúng và lời khuyên của cá nhân mình trong trường hợp này là không nên quan tâm. Vì sẽ mất nhiều thời gian cùng rất nhiều nguy cơ về tranh chấp kiện tụng.

Bài viết có tham khảo nội dung từ nguồn laodong.vn

Chia sẻ: